Các biện pháp điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm & các lưu ý

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp phổ biến điều trị giảm cứng khớp, tăng cường phạm vi chuyển động của phần chức năng đĩa đệm bị ảnh hưởng. 

Điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh giảm đau nhức, cải thiện tình trạng bệnh cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và xây dựng các bài tập điều trị vật lý trị liệu phù hợp nhất.

Z9LZu JNk0kZSx7j1 MD5ZtwzE gd23pf58KKxsPgXsklhKSop6R21G52CNyz5gTpzK thI0ZsXsj38o8KeWtZ4yPmpCO7fpqKklS9 oprRQUrbM4VPTNHhNBW4Czr5InW9 GN3k

I. Hiệu quả khi vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mang lại đau đớn và giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm mang lại nhiều lợi ích như:

– Giảm áp lực lên các dây thần kinh: Các tác động vật lý sẽ giúp giảm chèn ép lên các dây thần kinh từ đó giảm đau đớn cho người bệnh.

– Giúp các cơ, xương khớp khỏe hơn: Bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ các nhóm cơ hoạt động tốt hơn, dẻo dai hơn và các khớp cũng linh hoạt hơn.

– Tăng lưu thông máu đến cột sống: Các phương pháp dùng tia hồng ngoại hay nóng-lạnh giúp làm giãn mạch máu, lưu thông khí huyết, nhất là ở vùng đĩa đệm bị tổn thương.

– Cơ thể dẻo dai hơn: Không chỉ có hiệu quả ở vùng đĩa đệm, các bài tập vật lý trị liệu nếu tập luyện đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai hơn.

II. Các hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm 

HzrmB 86cnVwrHCmFNCxjEWTV9 zw1A9hldmjxhiufR jSITO9nMFz0EDsQn tDov0wqREqBYzrF4Y4QZ5Va2aI5 sLahxoA1fzSQW6ehwbf5iLNqvq1b0A

– Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu thụ động

1. Massage mô sâu

Nếu vị trí thoát vị đĩa đệm ở cổ, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ xoa bóp các vùng cổ, vai gáy và lưng. Trong trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị ở cột sống, người bệnh sẽ được xoa bóp massage ở vùng xương chậu, hông đùi.

Phương pháp này giúp giảm căng cơ, co thắt cơ và giúp các khớp bị thoát vị linh hoạt hơn cũng như phòng tránh đau thần kinh tọa.

2. Liệu pháp nóng – lạnh

Đây là phương pháp dùng cả nhiệt nóng và lạnh để điều trị thoát vị đĩa đệm. Trị liệu nhiệt nóng giúp giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn các bó cơ. Trong khi trị liệu với nhiệt lạnh sẽ làm giảm co thắt, giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề.

3. Hydrotherapy (Thủy trị liệu)

Đây là phương pháp dùng nước để trị liệu bệnh, cải thiện các vấn đề của sức khỏe. Nước là môi trường tốt để làm nóng hay lạnh một mô hoặc một vùng của cơ thể.

Ở liệu pháp này, người bệnh sẽ được ngồi thư giãn trong bồn tạo sóng chuyên dụng để phục hồi chức năng ở người bệnh bị tổn thương đĩa đệm nói riêng, xương khớp nói chung

75xONL0V toNqVEY fzuqrevkPo2k8iN1ELXJ6JAU5dRT4hzNp79dAS7TEPZR1c5

4. Trị liệu với điện

Các chuyên gia sẽ dùng các thiết bị để đưa dòng điện phù hợp qua dây dẫn đến vùng bị đau của bệnh nhân. Dòng điện có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau lên não và giảm cho cơ bớt co thắt. Sử dụng dòng điện trong điều trị thoát vị đĩa đệm có nhiều cách khác nhau, mang lại tác dụng khác nhau, tiêu biểu như:

– Xung điện: Dùng để giảm đau đớn cho bệnh nhân bị đau cấp tính ở các cơ đang co thắt. Dòng xung điện sẽ gây ức chế thần kinh, giảm đau nhanh chóng.

– Siêu âm: Liệu pháp này làm màng tế bào rung lên, thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như hỗ trợ giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.

– Sóng ngắn: Phương pháp này điều trị những mô tổn thương ở sâu, tăng cường tuần hoàn máu, dưỡng chất và loại bỏ đi các yếu tố gây viêm nhiễm.

– Tia laser: Sử dụng tia laser cường độ cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm giúp hỗ trợ giảm đau, gây tê hiệu quả và kích thích quá trình tái tạo mô mới.

5. Kéo giãn giảm áp cột sống

Đây là phương pháp tác động cơ học lên vùng cột sống của người bệnh. Vùng đĩa đệm của bệnh nhân sẽ cải thiện tốt hơn khi không còn bị chèn ép lên các đốt sống. Liệu pháp kéo giãn giảm áp này cũng hỗ trợ cân bằng dây chằng, gân cơ cũng như ngăn ngừa di chứng cho đĩa đệm.

m6mKD 94EXX2xEvnfgiaoIIjR3r4rqp32dqXWpRfLABx4Qodmqm7CEVhpGkgTZ6huH9gI46FaXkyZx OhfIKEA11D8UNUQHD9XOxIWQzuG

– Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu tích cực

1. Luyện tập giúp ổn định và tăng độ linh hoạt cho cột sống

Để cột sống hoạt động tốt, cơ lõi bụng phải thật vững. Do đó, khi cơ lõi bị yếu sẽ làm tăng thêm áp lực lên cơ lưng và cột sống. Các chuyên gia trị liệu thường hướng dẫn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tập các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ lõi bụng để cải thiện tình trạng của đĩa đệm và cột sống hiệu quả.

2. Thủy trị liệu tích cực

Không giống với phương pháp Hydrotherapy thụ động (người bệnh chỉ ngồi trong bồn tạo sóng nước), thủy trị liệu tích cực gồm các bài vận động nhẹ nhàng dưới nước. Nhờ vào lực đẩy của nước, cơ ở lưng của bệnh nhân sẽ được luyện tập mà không chịu nhiều áp lực gây đau đớn.

EHPJcHgPvVrJwZZu6N6zhzB02MYby5x3MwAyTw6hY obl9G78ecnAXAyc VwmfyMqOMEKnxBSnvTSjTEHUSbR h9hp28dqKWTP57zSfA c9Aa89uD5oYMh5h0GHwbu

3. Tăng cường sức mạnh cho cơ yếu

Xương – khớp – cơ bị phá vỡ cân bằng do các thói quen sinh hoạt không khoa học, sai tư thế vận động lâu ngày. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Tùy vào từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập thêm các bài tập kéo giãn các cơ bị co rút, cơ yếu để tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ này.

III. Top 5+ bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

1. Bài tập: Em bé

9xnGkh4u8hWts2vG9V

  • Bước 1: Ngồi với tư thế quỳ gối lên thảm tập, sao cho hai đầu gối gần vào nhau.

  • Bước 2: Nâng dần hai cánh tay lên cao rồi gập người và vươn hai tay về phía trước, rướn càng xa càng tốt.

  • Bước 3: Giữ tư thế như vậy 30s nhưng thả lỏng đầu – cổ – vai gáy- lưng, mắt nhắm.

  • Bước 4: Từ từ nâng người ngồi lại tư thế ban đầu.

2. Bài tập: Căng cơ cổ

  • Bước 1: Người tập ngồi thẳng lưng, chân bắt chéo trên sàn.

  • Bước 2: Duỗi thẳng cánh tay phải và đặt tay còn lại trên đỉnh đầu.

  • Bước 3:  Từ từ kéo đầu nhẹ nhàng sang trái và duy trì tư thế đó trong 15s.

  • Bước 4: Nhẹ nhàng trả đầu về vị trí ban đầu và tập tương tự với bên phải.

3. Bài tập: Rắn hổ mang

D90qQRhPqxrXolrT129Y4cxuSK6SBO

  • Bước 1: Người tập nằm úp và chống hai tay xuống thảm, hai tay cần đặt sát ngực.

  • Bước 2: Hít vào rồi đồng thời dùng lực của cánh tay nâng từ từ người lên.

  • Bước 3: Mắt người tập nhìn về phía trước, cánh tay duỗi thẳng và đẩy bả vai ra sau để ngực được mở rộng.

  • Bước 4: Giữ tư thế như vậy trong khoảng 15s.

4. Bài tập: Chó úp mặt

  • Bước 1: Người tập vào tư thế cái bàn: Chống hai bàn tay, hai đầu gối xuống thảm, đầu gối mở rộng bằng hông, mở rộng 2 tay bằng vai, các ngón tay xòe rộng.

  • Bước 2: Hít sâu, thở chậm, dùng lực tay để nâng từ từ người lên cao, duỗi thẳng 2 chân.

  • Bước 3: Hai tay di chuyển từ từ về phía trước, hai chân lùi về sau để kéo dài cơ thể. Phải ép chặt bắp đùi khi dịch chuyển.

  • Bước 4: Giữ tư thế như vậy khoảng 30s, hít thở đều và nhẹ nhàng.

5. Bài tập: Cây cầu

2CW08Y318y6Z0vFFOvqiuiQFy4sxbJ mN4 tdZEh3 b3R1HJha or6 DRz9bfqC9FtfJvrfYraXKT3h4D7KUugOWLmHpzwjiXVVebQbU8EIYOnWju73noTg5GOnFiZmGASk1YCEz

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn với hai tay đặt dưới mông, co đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm đất.

  • Bước 2: Siết chặt cơ mông và cơ bụng để nâng người lên, nhấc từ từ hông cao sao cho tạo thành đường thẳng từ đầu gối tới vai.

  • Bước 3: Giữ chặt cơ bụng và hít thở đều. Giữ tư thế này trong 20s rồi hạ từ từ người về tư thế ban đầu.

IV. Các lưu ý cần biết khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

  • Tập luyện và thực hiện các liệu trình theo chỉ định của bác sĩ, chuyên viên tư vấn cho riêng tình trạng của người bệnh.

  • Sử dụng trang phục thoải mái phù hợp.

  • Tuyệt đối nghe theo lời khuyên của bác sĩ chủ trị. Tập các bài tập trị liệu một thời gian nhưng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, đau nhiều hơn thì phải thông báo ngay với bác sĩ.

  • Cấp đủ nước cho cơ thể, ăn uống theo chế độ lành mạnh, đủ chất.

  • Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mãn tính, khó có thể chữa trị dứt điểm ngay lập tức. Ngoài các phương pháp điều trị y tế, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tinh thần lạc quan tích cực.

  • Cần giảm mỡ thừa nếu bị thừa cân, béo phì. Khối lượng cơ thể quá lớn có thể làm tăng áp lực lên cột sống, xương khớp dễ lão hóa và dễ chấn thương khi va chạm nhẹ.

  • Luyện tập thể chất đều đặn và thích hợp với thể trạng đang có. Bộ môn yoga và bơi lội được khuyến khích cho các bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp. Khi luyện tập hai bộ môn này cần có chuyên gia hướng dẫn, không nên tự tập.

  • Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, sử dụng rượu bia. Các tư thế vận động sai , mang vác vật nặng, ngồi xổm, tư thế nằm hay ngồi sai lệch.

  • Sinh hoạt, chơi thể thao, lao động hay tham gia giao thông cần cẩn trọng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương cột sống.

Áp dụng vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh dần thoát khỏi những cơn đau nhức khó chịu và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, trang bị các thiết bị hỗ trợ điều trị như xe đạp phục hồi chức năng, ghế massage hay các dụng cụ tập yoga tại nhà cũng rất cần thiết cho người đang điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Để được tư vấn lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp hãy liên hệ Nam Việt Sport, thương hiệu phân phối dụng cụ thể dục thể thao uy tín nhất Việt Nam, qua Tổng đài 0914 225 798 – 0934 966 860 và nhận ưu đãi hấp dẫn nhất.

Giá thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản