DÙNG THUỐC CO MẠCH TRỊ NGẠT MŨI CHO TRẺ: NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ

co
Một số thuốc thường dùng
Thuốc nhỏ mũi làm mất cảm giác ngạt mũi được gọi là nhóm thuốc co mạch. Nhóm này là nhóm thuốc sử dụng có điều kiện, một số thuốc trong nhóm này còn được xếp là độc bảng B. Chính vì thế trước khi sử dụng nên có những thông tin và được sự chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.
Thuốc co mạch thường được chia làm các nhóm sử dụng có thể theo tuổi:
Trẻ sơ sinh tới dưới 02 tuổi: Thường dùng adrenalin 0,1% pha loãng với 5ml nước cất, hoặc ephedrin hoặc xylometazolin 0,05% pha loãng theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, nhỏ mũi cho trẻ ngày 2-3 lần.
Đây là các thuốc có tác dụng trực tiếp và gián tiếp lên các thụ thể adrenergic. Thuốc có tác dụng lên cả thụ thể alpha và beta, có tác dụng co mạch bằng cách làm giảm sưng và tắc nghẽn khi tác động lên màng nhầy ở niêm mạc mũi xoang. Đồng thời, thuốc gây co thắt các tế bào cơ trơn của thành mạch, khiến các mạch máu co lại, hẹp đi… làm cho trẻ cảm thấy dễ thở hơn.
– Trẻ từ trên 02 tuổi đến dưới 6 tuổi: Có thể sử dụng thêm nhóm thuốc có thành phần là xylometazolin từ 0,05%. Xylometazolin là chất giao cảm tác dụng lên những thụ thể alpha-adrenergic tại niêm mạc mũi, gây co mạch cục bộ ở mũi nên làm giảm sung huyết mũi.
– Trẻ trên 6 tuổi: Có thể dùng xylometazolin 0,1%, hoặc naphtazoline từ 0,025 – 0,1% tùy theo tuổi và tình trạng của bệnh mà bác sĩ quyết định dùng nồng độ nào thích hợp. Thuốc có tác dụng co mạch chống cảm giác ngạt mũi rất nhanh nên nhiều người coi là “thần dược” tự ý mua về sử dụng và hậu quả để lại là những bệnh lý với tên gọi “nghiện thuốc nhỏ mũi” rất khó kiểm soát.
Những điểm “nằm lòng” khi sử dụng
Thuốc còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, vì vậy không được dùng liều cao dài ngày nếu không có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
Các thuốc co mạch trị ngạt mũi ở trẻ có rất nhiều tác dụng phụ như có thể gây nghiện, dị ứng, sung huyết…, thậm chí nặng có thể gây sốc phản vệ do trẻ dị ứng với thành phần của thuốc.
Tình trạng dùng thuốc co mạch mũi lâu ngày sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn khiến trẻ phải dùng thuốc nhiều lần, dẫn đến hình thành nhiều mô sẹo trong niêm mạc mũi và viêm mũi do thuốc rất khó điều trị. Do vậy, sau thời gian dùng thuốc co mạch mũi được bác sĩ khuyến cáo mà trẻ còn tình trạng ngạt mũi thì không nên tiếp tục sử dụng thuốc, mà thay vào đó có thể khắc phục bằng cách pha loãng nồng độ thuốc hoặc sử dụng những thuốc co mạch dạng uống do bác sĩ kê đơn.
Hạn chế dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ dưới 6 tuổi. Nếu cần thiết, dùng dung dịch thuốc co mạch có nồng độ thấp 0,025% và phải hết sức thận trọng theo chỉ dẫn và theo dõi sát của thầy thuốc. Chỉ được dùng dung dịch 0,05% cho trẻ em dưới 12 tuổi sau khi được thăm khám và có đơn sử dụng.
Không nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch nhiều lần và liên tục để tránh bị sung huyết nặng trở lại. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ cần ngừng thuốc và đưa trẻ đi khám bác sĩ tai mũi họng.
Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Xyclomethazolin: do làm co mạch nên chống nghẹt mũi. Dùng cho người lớn hay trẻ em nhưng không quá 3 ngày. Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Phenylephrin: làm tăng tiết adrenalin gây hiện tượng adrenegic làm co mạch, giảm xung huyết, chống nghẹt mũi. Tuy nhiên, cũng do hiện tượng này mà làm tăng huyết áp, tăng nhãn áp, không dùng được cho người bị bệnh tăng huyết áp người đang dùng thuốc trầm cảm IMAO. Trẻ em rất nhạy cảm với phenylephrin, nhất là khi trẻ tự dùng mà không kiểm soát được liều, sẽ gây độc tại chỗ cũng như toàn thân. Tuy nhiều tài liệu chỉ cấm dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi, cho phép dùng cho trẻ lớn tuổi với nồng độ thấp hơn, nhưng đa số thầy thuốc lâm sàng đều khuyên không nên dùng cho trẻ em. Người lớn mỗi lần chỉ dùng một bên mũi, mỗi ngày không dùng quá 5 lần.
Đặc điểm chung của nhóm thuốc cũ chỉ giảm được một số triệu chứng, gây “quen” thuốc, thậm chí gây phản ứng “dội ngược” thuốc, làm cho bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, vì thuốc rẻ tiền, thấy hiệu quả ngay tuy tạm thời, nên hiện vẫn dùng khá phổ biến.
Về kỹ thuật dùng thuốc
Dạng hít tính liều theo nhát xịt (như corticoid hít). Không đưa đầu ống xịt vào sâu trong mũi mà chỉ đặt đầu ống xịt ngay đầu mũi để xịt thuốc (dạng giọt, hay phun sương) vào đúng niêm mạc mũi.
Dạng dung dịch nhỏ giọt, tính liều theo giọt (như các dung dịch nhỏ mũi). Dùng hai ngón tay kẹp nhẹ, cho thuốc chảy ra theo giọt, chứ không dùng cả tay hay nhiều ngón bóp mạnh làm thuốc chảy thành dòng, không đếm được, sẽ dẫn đến quá liều. Cần giúp trẻ dùng, vì trẻ dưới 12 tuổi khó thực hiện đúng kỹ thuật nói trên dù rất đơn giản.
Dùng không đúng kỹ thuật sẽ không đảm bảo được liều dùng hoặc quá liều, khó đạt hiệu quả, dễ bị ngộ độc.
PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào
——————————
Giá Thuốc Hapu – Website Đặt Hàng Trực Tuyến Cho Nhà Thuốc
Với cam kết:
 ĐỦ HÀNG NHẤT – ĐẶT LÀ CÓ
 GIAO NHANH NHẤT – NHẬN HÀNG TRONG NGÀY ĐỐI VỚI ĐƠN TRƯỚC 12H TẠI HÀ NỘI & 8H ĐỐI VỚI KHÁCH TỈNH
 GIÁ TỐT NHẤT – HÓA ĐƠN ĐẦY ĐỦ
– Nếu anh/chị đã có tài khoản, vui lòng đăng nhập tại đây: https://v1.giathuochapu.com/tai-khoan/
– Nếu anh/chị muốn mở tài khoản, vui lòng để lại thông tin tại đây: http://taikhoan.giathuochapu.com/
☎️Hotline hỗ trợ: 0965670101

 

Giá thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản