Mở một quầy thuốc không chỉ đòi hỏi kiến thức trong lĩnh vực y tế mà còn đòi hỏi sự đầu tư về vốn. Vậy mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn? Điều kiện để mở quầy thuốc tây là gì? Cùng Giá thuốc Hapu đọc bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi: “Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn?“ Và tìm giải pháp cho bài toán chi phí của quầy thuốc hiện nay nhé!
1. Điều kiện để mở quầy thuốc tây
Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có những quy định và điều kiện bắt buộc để làm tiêu chuẩn đánh giá cho quá trình kinh doanh. Đối với kinh doanh dược phẩm cũng vậy, để có thể đi vào hoạt động kinh doanh, quầy thuốc cần đáp ứng các điều kiện sau:
1.1 Điều kiện về giấy tờ pháp lý

Trước hết, để kinh doanh dược phẩm và cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người tiêu dùng. Chủ quầy thuốc cần thực hiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý, giấy tờ hành chính theo luật quy định.
Các giấy tờ pháp lý quầy thuốc cần có để được hoạt động kinh doanh sẽ bao gồm:
- Chứng chỉ hành nghề dược của chủ quầy thuốc, người phụ trách chuyên môn cơ sở kinh doanh dược
- Giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định luật doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận GPP “ Thực hành tốt quản lý nhà thuốc” do Sở Y tế cấp
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm được cấp bởi Sở Y tế
1.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Một quầy thuốc cần phải có cơ sở vật chất phù hợp để lưu trữ và phân phối thuốc một cách an toàn. Theo quy định tại phụ lục I-1b ban hành kèm Thông tư 02/2018/TT-BYT (Được thay thế và sửa đổi cụm từ trong khoản 11 điều 1 Thông tư 12/2020/TT-BYT) quy định như sau:
- Quầy thuốc nên được xây dựng, thiết kế ở vị trí cao, thoáng mát, an toàn, tránh xa khu vực gây ô nhiễm và riêng biệt với khu vực kinh doanh khác.
- Diện tích tối thiểu cho mỗi quầy thuốc phải đạt 10m2. Trường hợp kinh doanh quầy thuốc với quy mô lớn có thể tăng diện tích để phù hợp cho việc kinh doanh.
- Cần trang bị đầy đủ các thiết bị y tế như: tủ kệ trưng bày thuốc, nhiệt kế,… cùng không gian thoáng mát và có đủ nhiệt độ để bảo quản chất lượng thuốc.
1.3 Điều kiện về chuyên viên phụ trách quầy thuốc

Để đảm bảo sự an toàn và chất lượng của dịch vụ, quầy thuốc của bạn cần phải có ít nhất một người chuyên nghiệp về y tế, như một dược sĩ, phụ trách quầy thuốc.
- Người phụ trách chuyên môn tối thiểu cần có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành dược và phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.
- Đội ngũ nhân lực tại quầy thuốc cần đáp ứng quy mô hoạt động với số lượng, trình độ bằng cấp, và kinh nghiệm nghề nghiệp phù hợp.
- Nhân viên phải được đào tạo ban đầu và tiếp tục đào tạo về Thực hành tốt bán lẻ thuốc để đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình liên quan đến ngành dược.
2. Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn?
Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà thường được rất nhiều người quan tâm, dưới đây là khoản vốn ban đầu khi mở quầy thuốc mà chủ nhà thuốc cần chú tâm:
2.1 Vốn mặt bằng

Một trong những khoản chi phí lớn nhất khi mở quầy thuốc là vốn mặt bằng. Giá thuê mặt bằng có thể biến đổi tùy thuộc vào vị trí, kích thước và tính năng của không gian bạn chọn.
Vị trí của quầy thuốc có ảnh hưởng lớn đến giá thuê hoặc giá mua mặt bằng. Những vị trí nằm ở trung tâm thành phố hoặc gần các cơ sở y tế có thể có giá cao hơn so với vị trí ngoại thành hoặc khu vực thị trấn. Việc chọn vị trí phù hợp giữa lưu lượng khách hàng và chi phí mặt bằng là quan trọng.
Bạn cần tính toán chi phí hàng tháng, hàng năm cho việc thuê mặt bằng hoặc mua mặt bằng. Nếu bạn thuê, cần xem xét đến mức giá thuê hàng tháng và các điều khoản trong hợp đồng cho thuê. Còn nếu bạn mua thì cần xem xét giá bán và các chi phí liên quan như chuyển nhượng hay thuế.
Trường hợp nếu bạn thuê mặt bằng, mức chi phí này sẽ dao động từ 7 triệu đến 15 triệu trên mỗi tháng tùy thuộc vào vị trí mà bạn đặt cơ sở kinh doanh.
2.2 Vốn nhập thuốc
Đối với những quầy thuốc mới thành lập thì cần nhập một nguồn thuốc với số lượng lớn để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Khi tính đến mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn, thì không thể thiếu khoản chi phí nhập thuốc này.
Để xác định được chi phí này cụ thể, bạn cần xác định danh sách các loại thuốc mà quầy thuốc của bạn sẽ cung cấp. Bao gồm các loại thuốc thông thường, thuốc kê đơn, và các sản phẩm y tế khác. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và mục tiêu của bạn, danh sách này có thể khá đa dạng.
Sau khi nhập thuốc, cần quản lý tồn kho một cách hiệu quả để đảm bảo rằng không có thuốc bị lãng phí hoặc hết hạn. Để thực hiện việc này cần xác định cách lưu trữ thuốc một cách an toàn và theo dõi ngày hết hạn để có thể tái đặt hàng đúng lúc.
Chi phí nhập thuốc thường sẽ dao động từ 80 triệu đến 100 triệu đồng, tùy vào quy mô và sự đa dạng của từng loại thuốc mà bạn nhập.
2.3 Vốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất

Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn cho trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất cũng là một vấn đề quan trọng. Thiết bị y tế là vật dụng thiết yếu không thể thiếu trong mỗi quầy thuốc. Các thiết bị y tế sẽ bao gồm: máy đo huyết áp, nhiệt kế, bông y tế,… cùng với đó là các thiết bị để bảo quản và lưu trữ thuốc như: máy tính, điều hòa, tủ kệ trưng bày,…
Khoản chi phí đầu tư cho trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất thường ở mức 40 triệu đến 60 triệu đồng. Tuy nhiên, để tối thiểu khoản chi phí này bạn có thể mua lại các thiết bị thanh lý, nhưng tốt hơn là bạn nên đầu tư mới để phục vụ cho việc kinh doanh lâu dài của quầy thuốc.
2.4 Vốn thuê nhân sự
Vốn thuê nhân sự là một phần quan trọng khi tính đến mở nhà thuốc cần bao nhiêu vốn. Bởi sẽ liên quan đến số tiền bạn cần để tuyển dụng và trả lương cho nhân viên làm việc tại quầy thuốc.
Cần xác định số lượng nhân viên cần thiết cho quầy thuốc của bạn và các loại hình công việc mà họ sẽ thực hiện. Điều này bao gồm các vị trí như dược sĩ, nhân viên bán hàng, và nhân viên hành chính. Tùy vào vị trí từng nhân sự mà có mức chi phí khác nhau, tuy nhiên cũng sẽ dao động từ 10 triệu đến 15 triệu/ tháng cho một nhân sự.
Nhìn chung có thể thấy, để mở được một quầy thuốc cần đầu tư khá nhiều vốn ban đầu. Nhưng cùng với đó là lợi nhuận mà ngành này mang lại cũng rất lớn. Mức vốn ban đầu để mở được quầy thuốc thường sẽ đạt từ 250 triệu đến 400 triệu. Tùy vào quy mô kinh doanh mà mức chi phí này sẽ có thay đổi ít nhiều.
3. Kinh nghiệm tìm nguồn nhập thuốc uy tín
Đối với quầy thuốc mới kinh doanh, việc tìm một nguồn nhập thuốc uy tín và giá thành hợp lý là điều không hề dễ dàng. Dưới đây là những nguồn cung thuốc chất lượng hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Nhập thuốc từ các chợ thuốc

Các chợ thuốc thường là nguồn cung cấp thuốc truyền thống. Với những người kinh doanh dược, có lẽ đều quen thuộc với hai khu chợ sỉ thuốc tây quan trọng ở miền Nam và miền Bắc.
Ở miền Nam, Chợ sỉ Dược Quận 10 là điểm sáng, trong khi ở miền Bắc, Chợ sỉ thuốc tây Hapu như là một tâm điểm quan trọng của ngành dược. Những khu chợ này thu hút nhiều công ty và quầy thuốc đến với những ưu đãi giá cạnh tranh hơn so với thị trường bên ngoài.
Các đơn vị này thường được hưởng những mức chiết khấu đặc biệt từ các công ty sản xuất thuốc, và họ không phải chịu nhiều chi phí quảng cáo hoặc tiếp thị vì khách hàng thường tự tìm đến mua hàng.
3.2 Nhập thuốc từ công ty dược
Các công ty dược thường là các nhà cung cấp thuốc chính cho quầy thuốc. Đây là các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính, với quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm và nguyên liệu sản phẩm hoàn toàn minh bạch. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về nguồn gốc của sản phẩm cũng như các hóa đơn và chứng từ đi kèm.
Một số công ty dược uy tín hiện nay như:
- Công ty dược phẩm Hà Tây
- Công ty dược Hậu Giang
- Công ty cổ phần Pymepharco
- Công ty Dược Vương
- …
3.3 Nhập thuốc từ các trang web trực tuyến

Trang web trực tuyến có thể cung cấp thuốc với giá cạnh tranh với số lượng hàng đa dạng. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn trọng để chọn các nguồn cung cấp đáng tin cậy và tuân thủ các quy định pháp lý liên quan.
Các trang web bán thuốc chất lượng bạn có thể tham khảo như:
4. Giải pháp cho bài toán chi phí của quầy thuốc
Để kinh doanh quầy thuốc hiệu quả với mức chi phí tối thiểu, đòi hỏi sự quản lý thông minh và tối ưu hóa tài chính của bạn.
- Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Bắt đầu bằng việc xây dựng một kế hoạch tài chính chi tiết cho quầy thuốc của bạn. Bao gồm xác định các khoản thu và chi, lập ngân sách hàng tháng và hàng năm, và theo dõi chi tiêu thường xuyên. Kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn biết được đâu là điểm yếu cần tối ưu hóa.
- Quản lý tồn kho là một phần quan trọng của việc kiểm soát chi phí. Đảm bảo rằng quầy thuốc của bạn không có tồn kho thừa hoặc hàng hóa hết hạn. Đặt hệ thống kiểm tra và tái đặt hàng thông minh để tránh thiếu hàng hoá quan trọng và tránh phải mua với số lượng lớn.
- Tận dụng các chương trình chiết khấu và ưu đãi từ nhà sản xuất và nhà phân phối thuốc. Thường xuyên theo dõi các khuyến mãi và chương trình khuyến mãi để cắt giảm chi phí mua sắm.
- So sánh và lựa chọn các nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh cho các sản phẩm thuốc. Điều này có thể giúp bạn tính toán cho việc mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn nhập thuốc.
- Xem xét các cách để tạo nguồn thu phụ, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cá nhân, hoặc bán các sản phẩm không phải thuốc dược để tăng doanh số bán hàng.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Mở quầy thuốc cần bao nhiêu vốn?” Với những chia sẻ vừa rồi, Giá thuốc Hapu hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về chi phí để mở quầy thuốc, và tận dụng được tối ưu các giải pháp về bài toán chi phí cho quầy thuốc của bạn nhé!