Hệ Thống Phân Phối Dược Phẩm Tại Việt Nam

Nhà thuốc cần có đầy đủ chủng loại thuốc để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân khi đến mua hàng. Vậy nhà thuốc nhập đầy đủ thuốc cho bệnh nhân bằng cách nào?

Ở hầu hết các quốc gia, nhà sản xuất và nhà phân phối dược phẩm thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn.

Thế nhưng tại Việt Nam, hệ thống phân phối ngành dược có cấu trúc khá phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan.

Hãy cùng Giá Thuốc Hapu tìm hiểu đường đi của dược phẩm từ nhà sản xuất đến nhà thuốc tại Việt Nam hiện nay.

hệ thống phân phối dược phẩm.giathuochapu.com

Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm

Đây là nơi mà thuốc được “sinh ra” một cách đàng hoàng. Thuốc không thể trực tiếp đến tay người bệnh mà phải qua các kênh OTC, ETC hoặc các kênh phân phối khác đến nhà thuốc, phòng khám…

Tuy ngành dược trong nước đã tăng trưởng mạnh mẽ nhưng tình hình sản xuất dược phẩm trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Tổng sản lượng chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước. Số còn lại phải thông qua nhập khẩu.

Hiện tại cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, khoảng 194 nhà máy thuộc 158 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP- WHO.

Sản xuất trong nước chủ yếu là các dạng bào chế đơn giản, sản xuất các loại thuốc generic (sản xuất trực tiếp tiêu thụ trong nước và gia công thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài).

Trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại trong đó 80%- 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu (hơn 50% đến từ Trung Quốc).
Một số doanh nghiệp sản xuất có hệ thống phân phối thuốc có thể trực tiếp đưa thuốc đến quầy thuốc, phòng khám.

Các công ty dược phẩm vừa sản xuất phân phối

Một số doanh nghiệp có thể kể đến như: Traphaco, Sao Thái Dương. Dược Hậu Giang, Domesco…

Tại đây, thuốc có thể qua các kênh OTC, ETC đến với quầy thuốc, phòng khám

Doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp

– Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước: Dược phẩm TW 1 (CPC1); Dược phẩm TW2 (Codupha), Dược phẩm Đông Á…

– Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân: Dược phẩm Đô Thành, Dược phẩm Đông Đô….

– Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài: Diethelm Keller Siber Hegner (Thụy Sĩ), Zeullig Parma (Singapore); Megalife Science (Thái Lan)…

Theo số liệu được thống kê năm 2015, ba nhà phân phối sỉ dược phẩm lớn nhất tại Việt Nam là Zeullig Pharma, Diethelm Viet Nam và Mega Product đã nắm tới 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng 897 nhà phân phối trong nước chiếm thị phần còn lại.

Hệ thống chợ sỉ phân phối dược phẩm

Trên thực tế, thành phần kiểm soát việc phân phối thuốc lớn nhất tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội (chợ Hapu và chợ Láng Hạ). Đây là mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.

Ví dụ như tại chợ thuốc Hapu, gần 200 quầy, hơn 300 nhà cung cấp. Các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc… và cả nhà phân phối trong nước đều tập trung ở đây. Bình quân mỗi ngày có hơn 5000 lượt giao dịch, cung cấp thuốc cho các nhà thuốc, bệnh viện, phòng mạch…

Ngay bên cạnh chợ thuốc Hapu là bến xe khách, vận tải với hệ thống đi hầu hết các tỉnh phía Bắc, bưu điện Việt Nam VNPT số 51 Vụ Trọng Phụng nằm cách chỉ vài bước chân. Nhờ hệ thống vận chuyển tiện lợi, quy mô lớn mà thuốc từ chợ Hapu có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng nhanh chóng.

Cuối cùng, thuốc sẽ đến tay người bệnh thông qua các nhà thuốc, phòng khám

– Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân

– Hệ thống nhà thuốc

– Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân

Có thể nhận thấy rằng, có rất nhiều con đường để đưa dược phẩm đến được với tay người tiêu dùng.

Có thể tóm tắt lại các con đường sau:

– Thuốc nhập khẩu chính ngạch

+ Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa ->Đấu thầu bệnh viện -> bệnh nhân

+ Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa ->Nhà thuốc/phòng mạch -> bệnh nhân+ Nhập khẩu -> Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa -> Chợ sỉ -> Nhà thuốc/phòng mạch -> bệnh nhân

– Thuốc sản xuất tại Việt Nam

+ Thuốc sản xuất -> Đấu thầu -> Bệnh viện -> Bệnh nhân

+ Thuốc sản xuất -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân

+ Thuốc sản xuất -> Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa -> Chợ sỉ -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân

+Thuốc sản xuất -> Chợ sỉ -> Nhà thuốc/phòng mạch -> Bệnh nhân

Website thương mại điện tử Giathuochapu.com tác động đến phân phối dược phẩm như thế nào?

Quay trở lại với các doanh nghiệp Dược phẩm truyền thống, do quan niệm “mình chỉ sản xuất; việc bán và quảng bá là công việc của nhà phân phối” nên hầu như họ không có bất cứ một sự đầu tư nào cho trải nghiệm người dùng. Website nghèo nàn về thông tin và gần như không có hoạt động trong thời gian dài, thiếu thông tin về sản phẩm, thiếu sự kết nối.

Hiện nay dù đã chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0 tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp Dược tại Việt Nam vẫn chủ yếu áp dụng hình thức quản lý 3.0 thậm chí 2.0. Điều này xuất phát từ tâm lý cố hữu “tập trung vào sản xuất nhiều hơn là cho phân phối sản phẩm”.

Cung cấp đầy đủ thông tin về giá thành các loại thuốc trong tương quan so sánh với giá tại chợ thuốc Hapu, website giathuochapu.com mong muốn trở thành cầu nối ngắn nhất từ doanh nghiệp sản xuất đến các nhà thuốc, phòng khám. Người truy cập có thể trực tiếp khiếu nại hoặc xin tư vấn, đội ngũ của Giá Thuốc Hapu sẽ hỗ trợ – giải đáp vấn đề.

Giá thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản