Vì sao và khi nào thì cần uống thuốc sắt. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng Giá Thuốc Hapu nhé.
Nội dung chính
Tại sao cơ thể lại thiếu sắt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt và chúng thường được chia thành 3 nhóm chính:
- Do không cung cấp đủ lượng sắt mà cơ thể cần
Trong một số giai đoạn nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng vọt nên nếu không bổ sung kịp thời dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Như khi bước vào tuổi dậy thì, khi có thai, khi ở trong chu kỳ kinh nguyệt, khi cho con bú,…
Khi bạn có chế độ ăn không hợp lý, thiếu sắt cũng là một nguyên nhân
Khi cơ thể bạn giảm hấp thu sắt. Nguyên nhân này có thể do bạn đang mắc phải bệnh viêm dạ dày hoặc cắt đoạn dạ dày,.. cũng có thể là do bạn uống nhiều cà phê, chè, nước có ga,..
- Do mất máu mạn tính
Mất máu là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Bạn có thể bị mất máu do nhiễm giun móc, mất máu nhiều ở chu kỳ kinh nguyệt, U xơ cổ tử cung, ung thư đường tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng chiến chứng chảy máu,…
Có thể do bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
- Do rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh
Nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
Bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?
Bệnh thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu do thiếu sắt. Đây là tình trạng cơ thể bị thiếu máu do không đủ sắt để tạo hồng cầu bởi những nguyên nhân như đã nói ở trên.
Trước khi dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt thì tình trạng thiếu sắt sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch, làm giảm hoạt động thể chất và khả năng nhận thức.
>> Xem thêm: Top 5 loại thuốc sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất
Các triệu chứng tình trạng thiếu sắt
Với tình trạng thiếu sắt nhẹ và trung bình thì sẽ không có biểu hiện, triệu chứng cụ thể gì. Chỉ đến khi tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu thì cơ thể mới có những triệu chứng cụ thể như:
- Cơ thể thường ở trạng thái mệt mỏi. Nhiều khi khó tập trung và bị giảm năng suất làm việc
- Niêm mạc nhợt nhạt
- Da xanh xao
- Bị mất hoặc mòn gai lưỡi dẫn đến hiện tượng lưỡi nhợt, nhẵn
- Lông và tóc khô
- Móng tay dễ gãy
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau nửa đầu, đau đầu
- Tức ngực, khó thở
- Tim đập nhanh
>> Bạn muốn biết: Top 5 thuốc sắt tốt nhất cho phụ nữ sau sinh
Dùng thuốc sắt như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
Để bổ sung sắt cho cơ thể nhanh nhất chính là sử dụng thuốc sắt. Để uống thuốc sắt an toàn, hiệu quả hãy chú ý những điều sau:
- Thuốc sắt được cơ thể hấp thụ tốt nhất khi đói. Vì vậy hãy uống thuốc sắt khi bụng bạn rỗng. Tốt nhất nên uống trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
- Nếu bạn đang mang thai thì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nên uống sắt sau khi bạn ăn bữa phụ.
- Uống sắt sẽ gây nóng nên không nên uống trước khi ngủ buổi tối vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt là đối với trẻ em thì càng không nên. Bởi vì nhiều loại sắt được bào chế dưới dạng siro giúp trẻ dễ uống sẽ rất dễ làm trẻ bị sâu răng khi sử dụng trước khi đi ngủ. Ngoài ra khi dùng dạng siro, nước mà để chúng bám trên răng có thể làm răng của trẻ bị ố vàng.
- Khi sử dụng sắt dạng viên bạn không nên nhai, nghiền, bẻ viên thuốc mà cần uống nguyên viên. Khi uống thì cần uống cùng nhiều nước.
- Khi uống sắt dạng nước thì nên sử dụng ống hút để tránh ảnh hưởng đến men răng, làm răng bị ố vàng.
- Để giảm thiểu tác dụng phụ của sắt bạn nên uống từ liều ít sau đó từ từ tăng liều cho đến khi quen. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tăng liều hợp lý nhất.
- Với người già và trẻ dưới 12 tuổi nên sử dụng sắt dạng siro
- Khi lựa chọn sắt bạn nên chọn những thuốc sắt hữu cơ thay vì thuốc sắt vô cơ.
- Nên chọn những sản phẩm có thêm các thành phần như vitamin E, acid folic, vitamin B12,… để giúp hấp thụ sắt tốt hơn và giảm nóng trong.
- Nên uống sắt với nước chứa nhiều vitamin C, có thể như là nước cam.
- Không được uống sắt với cà phê, trà, nước có ga, sữa vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
- Không nên uống sắt và thuốc bổ sung canxi cùng một lúc. Nên uống cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng là tốt nhất.
- Cũng không nên uống thuốc sắt cùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày.
- Bạn nên chọn mua thuốc sắt ở những cơ sở, hiệu thuốc uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Những tác dụng phụ khi dùng thuốc sắt
Khi uống thuốc sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Táo bón
- Răng bị ố vàng khi sử dụng thuốc sắt dạng siro, nước
- Phân chuyển sang màu đen hoặc xanh
- Chán ăn
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Đau, khó chịu dạ dày
- Sưng miệng, môi, mặt, lưỡi
- Nổi mề đay, phát ban, ngứa
- Tức ngực, khó thở
- Đi ngoài ra máu
- Bị sốt
Cách bảo quản thuốc sắt
Tùy vào từng loại thuốc sắt cụ thể mà có cách bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn mà nhà sản xuất in trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Tuy nhiên có một số lưu ý về cách bảo quản thuốc sắt chung như sau:
- Không bỏ thuốc vào ngăn đá tủ lạnh
- Không bảo quản thuốc sắt trong nhà tắm
- Nên bảo quản thuốc sắt ở nhiệt độ phòng
- Tránh ánh sáng trực tiếp và tránh ẩm ướt.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc sắt tốt tại website Giá thuốc Hapu