Trẻ sơ sinh ngửi nhiều dầu tràm được không? Một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm. Một số lưu ý khi dùng dầu tràm trị ngạt mũi cho trẻ
Dầu tràm khá phổ biến với các mẹ khi vừa sinh con vì dân gian xưa hay dùng để tắm và bôi cho trẻ sơ sinh nhằm chống cảm lạnh giúp bé khỏe mạnh. Vậy cho trẻ ngửi nhiều dầu tràm có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách làm giảm ngạt mũi an toàn cho trẻ bằng dầu tràm.
Nội dung chính
- 1 I. Mức độ an toàn của tinh dầu tràm nguyên chất
- 2 II. Trẻ sơ sinh ngửi nhiều dầu tràm có sao không ?
- 3 III. Một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
- 4 IV. Lưu ý khi sử dụng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
- 5 V. Tinh dầu tràm có sự tương tác thuốc nào không?
- 6 VI. Dầu tràm cho trẻ loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?
I. Mức độ an toàn của tinh dầu tràm nguyên chất
Nếu bạn sử dụng một lượng rất nhỏ tinh dầu tràm nguyên chất để làm hương liệu khi nấu nướng thì khá an toàn. Do đó, nếu dùng để uống thì bạn cũng nên dùng với lượng nhỏ để tránh ngộ độc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tinh dầu tràm có thể an toàn với hầu hết mọi người khi bôi một lượng nhỏ lên vùng da không có vết thương, tuy nhiên vẫn có thể gây kích ứng với một số người.
II. Trẻ sơ sinh ngửi nhiều dầu tràm có sao không ?
Dầu tràm là một sản phẩm phổ biến được nhiều người tin dùng cho trẻ sơ sinh. Với thành phần 1,8 Cineol và alpha terpineol, dầu tràm có tác dụng sau:
-
Ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi, ho
-
Ngăn ngừa và làm giảm vết thương do côn trùng cắn
-
Hỗ trợ làm giảm chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu
-
Hỗ trợ sát khuẩn, ngăn ngừa virus trong không khí
-
Dùng để xông hơi giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Từ những công dụng của dầu tràm trong việc chữa nghẹt mũi, sổ mũi thì bạn có thể hoàn toàn cho bé ngửi tinh dầu tràm được.
III. Một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
1. Nhỏ dầu tràm lên gối, khăn
Ngửi tinh dầu tràm sẽ giúp thông mũi, làm giảm ngạt mũi. Đồng thời, mùi hương tinh dầu tràm sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt virus, vi khuẩn, hỗ trợ giảm nhanh cảm lạnh, cúm. Vì vậy, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm lên gối của bé hoặc nhỏ lên khăn đeo cổ để bé hít mùi hương thoang thoảng.
2. Xông hơi trong phòng
Để mùi hương tinh dầu tràm lan tỏa khắp phòng, bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào đèn đốt tinh dầu, hoặc máy phun sương, máy tạo độ ẩm. Dầu tràm vừa giúp sát khuẩn không khí, vừa làm giảm ngạt mũi và tăng sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình trước những bệnh lý liên quan đến hô hấp.
3. Pha dầu tràm với nước tắm
Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước hoặc bồn tắm để trẻ ngâm mình giúp làm ấm người và hỗ trợ làm giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận tránh để nước bắn vào mắt trẻ, gây cay mắt.
4. Thoa dầu tràm lên da bé
Để làm ấm cơ thể, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào lòng bàn tay, rồi xoa đều 2 bàn tay vào nhau và xoa lên lưng, ngực hoặc bàn chân của bé. Khi xoa gan bàn chân bạn có thể massage 1 lúc cho bé để làm ấm bàn chân, bởi bàn chân được xem là “lá phổi thứ hai” của cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm ho, giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
IV. Lưu ý khi sử dụng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Không nên thoa trực tiếp dầu lên da bé: Vì tinh dầu tràm rất đậm đặc nên với trẻ sơ sinh bạn nên pha loãng tinh dầu với các loại dầu nền (dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu hạt nho, dầu bơ) trước khi thoa để cho bé tránh bị bỏng, kích ứng.
Không nên dùng quá nhiều tinh dầu tràm: Để không khí không bị nồng nặc mùi tinh dầu, gây choáng váng, căng thẳng. Mỗi lần dùng chỉ cần dùng 3 – 4 giọt tinh dầu là đủ. Tần suất dùng tinh dầu tràm cũng không nên vượt quá 3 – 4 lần/ngày.
Chọn tinh dầu tràm nguyên chất: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ và gia đình, bạn nên chọn dầu tràm nguyên chất, được sản xuất 100% từ thiên nhiên. Cần chú ý để tránh dùng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
Không nên pha dầu tràm với nước sôi để nguội rồi nhỏ vào mũi trẻ, vì dầu tràm có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ. Nếu muốn xịt mũi cho trẻ, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng.
V. Tinh dầu tràm có sự tương tác thuốc nào không?
Một số loại thuốc được chuyển hóa bởi gan và dầu tràm có thể làm chậm quá trình này. Sử dụng dầu tràm chung với 1 số loại thuốc có thể làm tăng hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, trước khi kết hợp, bạn nên hỏi rõ ý kiến bác sĩ trước.
Sau đây là những loại thuốc có thể bị ảnh hưởng khi dùng chung với dầu tràm: amitriptyline (Elavil), fentanyl (Duragesic), clozapine (Clozaril), codeine, desipramine (Norpramin), donepezil (Aricept), methadone (Dolophine), flecainide (Tambocor), fluoxetine (Prozac), meperidine (Demerol), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), olanzapine (Zyprexa), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), trazodone (Desyrel)…
Liều lượng dầu tràm thích hợp được dùng để điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và 1 vài tình trạng bệnh nền khác. Hiện nay, chưa có đủ báo cáo khoa học nào xác định liều an toàn khi sử dụng dầu tràm. Do đó, bạn nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất chính hãng và bác sĩ dược sĩ trước khi sử dụng nhé.
VI. Dầu tràm cho trẻ loại nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?
Lựa chọn tinh dầu tràm chất lượng giúp bạn chăm sóc tốt cho bản thân và gia đình. Dầu tràm Tiên Ông là một sản phẩm chất lượng từ công ty SHP được chiết xuất hoàn toàn từ 100% lá tràm gió, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa cảm lạnh, nhức đầu, viêm phổi, sổ mũi, ho hen, nhức mỏi,… đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất cho người dùng.
Hiện nay, Dầu tràm Tiên Ông 30ml chính hãng đang được bán với giá 65.000 đồng. Nếu bạn có nhu cầu mua dầu tràm Tiên Ông chất lượng thì liên hệ ngay qua địa chỉ sau để nhận được ưu đãi tốt nhất:
-
CÔNG TY TNHH ĐT SX TM DV SHP
-
Hotline: 08.54345.888
-
Địa chỉ tại TPHCM: 35/1 Thăng Long, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
-
Địa chỉ tại Đà Nẵng: Lô B2-4, đường Lê Đức Thọ, Đà Nẵng