Sốt phát ban là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở nhiều đối tượng. Với trẻ sốt phát ban uống thuốc gì? Hãy cùng tham khảo ngay những thông tin về tình trạng này để có thể có được cách chăm sóc sức khỏe cho bé nhanh khỏi bệnh nhất.
Nội dung chính
Biểu hiện thường gặp ở bệnh sốt phát ban
Trước khi tìm hiểu trẻ sốt phát ban uống thuốc gì thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện gì khi bị chứng sốt phát ban? Dưới đây là một số biểu hiện bệnh:
- Nếu bị nhiễm virus từ khoảng 1-2 tuần thì bệnh nhân xuất hiện triệu chứng dần dần. Người bệnh vẫn sẽ có những triệu chứng khó chịu tuy nhiên trong giai đoạn ủ bệnh thì bệnh nhân không có triệu chứng gì, trẻ vẫn có thể lây qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch tiết từ họng hay dịch tiết từ mũi của trẻ.
- Khi trẻ sốt, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nốt ban có màu hồng hoặc đốm
- Triệu chứng đầu tiên và cơ bản nhất mà bé bị sốt. Khi bị sốt bé sẽ có nhiệt độ cao lên tới 39 độ C, kèm theo những cơn sốt là tình trạng đau họng, chảy nước mũi và ho.
- Khi bé bị sốt thì sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như phát ban, xuất hiện đốm phát ban màu hồng hoặc đốm nặng. Bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng này ở ngực, bụng và sau đó lan từ tay cho tới cổ. Những nốt phát ban này có thể hết sau vài giờ, vài ngày hoặc cả tuần… Bé sẽ không bị khó chịu, ngứa ngáy nếu xuất hiện tình trạng này.
- Ngoài ra bé có thể xuất hiện một số triệu chứng phát ban khác như ho khan, quấy khóc, buồn nôn, bỏ bú, chán ăn, sưng mí mắt, tiêu chảy, biểu hiện mệt mỏi, mất nước,…
Sốt phát ban khác với sởi ở điểm nào?
Xuất hiện tình trạng sốt phát ban ở người lớn uống thuốc gì tốt nhất cho sức khỏe con người? Với những bệnh nhân bị sốt phát ban nhẹ thì phụ huynh có thể chăm sóc bé tại nhà, theo đúng chỉ dẫn của phụ huynh và các bác sĩ tư vấn. Nhưng phụ huynh nên nhớ rằng nếu thấy trẻ có biểu hiện nghiêm trọng, mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Với tình trạng nặng của bé như sau phụ huynh nên đưa con tới cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm nhất:
- Trẻ bị sốt cao, kéo dài, đã uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt.
- Tình trạng phát ban của trẻ kéo dài trên 3 ngày mà không có chuyển biến.
- Trẻ ngủ li bì, lờ đờ, thậm chí một biểu hiện nghiêm trọng hơn là hôn mê.
- Trẻ bị co giật
- Trẻ khó chịu, mệt mỏi, thở nhanh hay khó thở.
- Đối với những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu mẹ cũng cần thận trọng hơn, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì?
Vậy khi trẻ sốt phát ban uống thuốc gì tốt nhất? Phụ huynh phân vân không biết khi trẻ bị tình trạng này sẽ để cho bé nhà mình uống thuốc gì tốt nhất hay là không nên dùng bất cứ loại thuốc nào? Dưới đây là một số loại thuốc chỉ định dành cho bé bị phát ban nặng mà mẹ nên áp dụng:
Thuốc hạ sốt
Trước khi sử dụng thuốc, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp hạ sốt an toàn như chườm khăn ấm, lau khăn ấm vùng cổ, nách và bẹn cho trẻ, đồng thời nới lỏng quần áo cho trẻ. Nếu phụ huynh đã áp dụng những phương pháp này mà trẻ vẫn không hạ sốt thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Bổ sung thêm hàm lượng Vitamin A
Khi bé nhà bạn bị sốt phát ban, hệ miễn dịch của trẻ thường rất yếu do bị virus tấn công. Để khắc phục tình trạng này cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Đây là loại vitamin rất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Thuốc kháng sinh
Một khi dùng tới thuốc kháng sinh thì tình trạng bệnh của con bạn đã nặng và có khả năng là không thể dùng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác. Nếu bệnh không có bất cứ dấu hiệu nào là khỏi bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Những loại thuốc kháng sinh này có thể có tác dụng chống bội nhiễm và đồng thời khắc phục, phòng ngừa biến chứng do sốt phát ban gây ra.
Một lưu ý nhỏ khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ chính là phụ huynh cần sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Một số lưu ý khác, phụ huynh nên chú ý khi chăm sóc sức khỏe cho bé bị phát ban bao gồm:
- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ.
- Có thể dùng nước muối sinh lý và khăn sạch để rửa mũi cho trẻ. Không được dùng loại thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn.
- Nên bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Tốt nhất, hãy cho trẻ ăn các loại cháo, súp và uống sữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn để trẻ ăn uống một cách dễ dàng hơn.
- Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, các loại nước ép hoa quả hoặc nước bù điện giải oresol để cơ thể được tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Cần vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ. Không nên kiêng nước cho trẻ hay đắp kín chăn cho trẻ vì điều này khiến trẻ khó hạ sốt và thậm chí làm tăng nguy cơ bị co giật.
- Nếu trẻ có biểu hiện chuyển biến xấu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được điều trị càng sớm càng tốt.
Mong rằng với những chia sẻ của giá thuốc Hapu về vấn đề trẻ sốt phát ban uống thuốc gì tốt nhất trên khách hàng đã biết dùng đúng thuốc và đúng cách chăm sóc cho bé. Hy vọng rằng phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bé tốt nhất khi bị phát ban!