Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt. Vậy làm sao để giải quyết tình trạng này, có phải loại thuốc nào cũng hợp với bé hay không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Nguyên nhân trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?

Tình trạng trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt có khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó phụ huynh cần xác định đúng lý do khiến tình trạng trẻ sốt uống thuốc không hạ để có thể có được cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm:

  • Sốt mọc răng
  • Sốt nhiễm khuẩn (viêm phế quản, đau bất cứ bộ phận nào trong cơ thể…)
  • Sốt virus
  • Sốt mệt do thời tiết…

Biểu hiện chính của tình trạng sốt này bao gồm:

  • Trẻ sốt trên 39 độ khó hạ phần lớn là do nhiễm khuẩn.
  • Nổi mẩn đỏ
  • Phát ban
  • Mụn nước
  • Cứng cổ
  • Trẻ sốt tay chân lạnh

Những biểu hiện trên khiến trẻ rất khó chịu. Khi xuất hiện những dấu hiệu này bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc nếu nặng thì cần phải theo dõi biến chứng tại các cơ sở y tế quan trọng. Có những bệnh nguy hiểm trẻ cần phải nhập viện.

Ngay cả trong trường hợp mẹ muốn chăm sóc trẻ tại nhà, mẹ vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện. Chính vì vậy bệnh nhân xác định đúng nguyên nhân gây nên sốt để có thể có cách chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất.

trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?

Uống thuốc hạ sốt mà không hạ phải làm sao?

Trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ rất nguy hiểm, tuy nhiên có khá nhiều yếu tố tác động dẫn tới việc bé không hạ sốt mà không liên quan tới cơ thể bé. Có thể là do mẹ pha thuốc hạ sốt không đúng cách. Hoặc cũng có thể là do mẹ dùng sai thuốc hạ sốt với cơ địa của bé.

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trẻ bị sốt uống thuốc không hạ là trẻ bị nôn trớ sau khi uống sẽ giảm hấp thụ thuốc. Liều tiếp theo mẹ có thể dùng thuốc viên đạn đặt hậu môn để hạ sốt. 

Để giải quyết tình trạng này mẹ nên chú ý như sau: Trường hợp trẻ chỉ sốt nhẹ <38.5°C, thuốc hạ sốt không có tác dụng và cũng không được tính là uống thuốc hạ sốt nhiều mà không hạ. Nếu trẻ sốt trên 39 độ đã uống thuốc, mẹ nên kết hợp làm tốt những bước sau:

Giảm thân nhiệt cho trẻ nhỏ

Khi trẻ bị sốt điều quan trọng và duy nhất mà mẹ nên làm chính là giảm thân nhiệt cho trẻ nhỏ. Sau khi uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt thì mẹ nên kết hợp chườm mát thì trẻ sẽ nhanh hạ sốt hơn.

Bên cạnh đó mẹ nên chú ý chườm mát, lau mát cho cơ thể bé. Phụ huynh dùng khăn sạch nhúng qua nước ấm, vắt hơi khô, chườm lên trán của trẻ. Nếu lau mát, mẹ nhúng khăn vào nước ấm, lau khắp người trẻ, tập trung 2 hốc nách, bẹn, lưng. Sau đó lau khô lại và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nhưng nếu trẻ sốt trên 39 độ cao do viêm phổi thì không dùng cách tránh lạm nước vào phổi gây nặng nề cho sức khỏe của bé hơn.

Phụ huynh cũng nên chú ý rằng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng sau khoảng 30 phút uống thuốc, chứ không thể “một phát ăn ngay” được. Nếu bé khó chịu trong khoảng thời gian sau khi uống thuốc mẹ có thể ngâm con trong bồn nước ấm khoảng từ 10-20 phút. Đây là cách giúp bé dễ chịu nhưng nên nhớ không ngâm nước lạnh sẽ dễ gây tác dụng ngược nhé!

Giảm thân nhiệt cho trẻ nhỏ

>> 5 loại thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

Giảm tình trạng co giật ở trẻ nhỏ

uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt thì mẹ cũng hết sức cẩn thận tình trạng co giật ở trẻ nhỏ. Đây chính là nỗi ám ảnh, lo lắng của không ít phụ huynh trong thời gian chuyển mùa. Tuy nhiên mẹ nên biết rằng không phải bé nào bị sốt cũng dễ co giật và cũng không phải cứ sốt là sẽ bị co giật.Chỉ những trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn hay chích ngừa sốt cao mới có nguy cơ bị co giật (ít xảy ra). 

Phụ huynh cũng nên biết rằng nhiệt độ sốt không nhất thiết gây co giật cho trẻ. Những trẻ có cơ địa thể trạng yếu hay gia đình có tiền sử thì dù sốt nhẹ cũng có thể co giật. 

Khi bị sốt uống thuốc không hạ thì tỷ lệ trẻ sốt co giật ở trẻ là rất thấp (<4%). Ngoài ra sốt co giật không nguy hiểm, không ảnh hưởng đến não và càng không liên quan bệnh động kinh.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không? Mẹ cũng nên biết rằng uống thuốc hạ sốt nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thận. Mẹ nên dùng thuốc cho con sau khoảng 4-6 tiếng cách liều hạ sốt thứ nhất để có được khả năng đáp ứng cơ địa tốt nhất. Không nên cho con uống thuốc dồn dập. Và cũng cần dùng đúng thuốc cho con để có thể có được sức khỏe tốt nhất.

Giảm tình trạng co giật ở trẻ nhỏ

4 loại thuốc hạ sốt tác dụng nhanh, giá mềm nhất thị trường hiện nay

Khi uống thuốc hạ sốt mà không hạ thì mẹ không nhét bất cứ thứ gì vào miệng hay họng con. Tránh tình trạng bé bị sặc, bị đau và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Mẹ cũng không nên vắt chanh hay sả (trẻ bị sặc), cạo gió cho trẻ. Mẹ cần bình tĩnh quan sát và đợi cơn co giật qua đi sau vài phút. Khi trẻ tỉnh lại, nếu vẫn sốt cao, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt bình thường.

Nếu mẹ đang phân vân chọn loại thuốc hạ sốt nào phù hợp với sức khỏe của bé thì liên hệ sớm tới Giá thuốc Hapu để được nhân viên tư vấn hỗ trợ sản phẩm phù hợp. Khi bé uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt mẹ cần làm gì, liên hệ sớm với hiệu thuốc, bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc đúng cách và hợp với cơ địa của bé.

Giá thuốc Hapu
Khuyến mại Đặt hàng Đơn hàng Tài khoản